NHỮNG CÔNG VIỆC LÀM THÊM DÀNH CHO DU HỌC SINH TẠI MỸ

11 minutes reading time (2185 words)

Tìm kiếm cơ hội làm việc tại Mỹ trong quá trình học và sau khi ra trường luôn là mối quan tâm của các bạn du học sinh. Việc đi làm không chỉ với mục đích trang trải một phần sinh hoạt phí mà cmòn giúp sinh viên tích lũy được những kinh nghiệm làm việc và rèn luyện bản thân. Sau đây là một số công việc các bạn có thể tham khảo để bắt đầu cân nhắc về những công việc làm thêm và các cơ hội làm việc cho bạn sau khi tốt nghiệp tại Mỹ

1.Các công việc On-campus (bên trong khuôn viên trường)

  • Research Assistant - Trợ lý nghiên cứu

Đây là công việc mà các bạn sinh viên sẽ nhận funding trực tiếp từ giáo sư, nhà trường, và nguồn chi trả sẽ đến trực tiếp từ dự án mà một Research Assistant tham gia. Công việc này sẽ dành cho các bạn có năng lực học tập tốt, vốn ngoại ngữ tốt và quan trọng là có sự kiên trì với dự án mà sinh viên chọn theo. Tùy theo tính chất của dự án mà sinh viên sẽ nhận được mức lương, hỗ trợ khác nhau nhưng đây là công việc mà mức lương mà sinh viên nhận được tương đối cao. Trở thành một trợ lý nghiên cứu sẽ là cơ hội để sinh viên kết nối với các giáo sư giàu kinh nghiệm trong môi trường học tập. Ngoài ra, việc hỗ trợ nghiên cứu sẽ thể hiện được kỹ năng sắp xếp công việc, thu thập thông tin và kỹ năng giao tiếp của bạn, đây chính là một trong những điểm cộng cực lớn cho bộ hồ sơ xin việc của bạn sau này.

Đối với các bạn có mong muốn được trở thành giảng viên đại học thì việc làm trợ lý nghiên cứu sẽ đi kèm theo làm trợ giảng hỗ trợ cho các giáo sư để tích lũy thêm kinh nghiệm làm việc.

  • School tour guide - Hướng dẫn viên trong trường

Bạn yêu thích gặp gỡ, giao lưu, và cảm thấy bản thân là người hướng ngoại thì hướng dẫn viên trường học là một công việc tuyệt vời. Đây là công việc tương đối đơn giản đối với các bạn vừa muốn được gặp những vị khách quý cũng như trở thành "thổ địa" của trường.

Một hướng dẫn viên trường học có trách nhiệm cung cấp các chuyến tham quan theo nhóm hoặc cá nhân cho sinh viên, các đoàn từ các trường, bang khác hoặc cả nước ngoài được xếp lịch trước. Bạn sẽ là người đại diện giới thiệu về trường, giúp cho khách hiểu hơn về khuôn viên cũng như lối sinh hoạt và cộng đồng tại trường.

  • Tutors - Gia sư tại trường

Tương tự với trợ giảng nhưng linh hoạt và tự do hơn thì sinh viên có thể cân nhắc trở thành một gia sư. Vai trò của một gia sư là giúp các sinh viên khác trong việc giảng lại bài, hỗ trợ bài trong quá trình học tập. Công việc này sẽ giúp cho bạn vừa ôn lại được kiến thức, có nhiều phương thức tiếp cận bài học và rèn luyện khả năng truyền đạt kiến thức cho người khác. Và một điểm cộng rất sáng cho công việc gia sư là giúp bạn có một kết nối rộng rãi với các sinh viên khác, việc trao đổi văn hoá và có những nhiều góc nhìn khác biệt thì chẳng phải rất thú vị sao?

  • School receptionist - Tiếp tân tại trường

Công việc chính của một tiếp tân tại trường sẽ bao gồm các hỗ trợ chung về mặt văn phòng, hành chính, dịch vụ khách hàng và trao đổi với sinh viên, nhân viên trường qua điện thoại hoặc email. Để ứng tuyển vào vị trí tiếp tân, bạn sẽ cần liên hệ với các bộ phận hỗ trợ việc làm hoặc có thể hỏi thêm thông tin từ bạn bè về việc tuyển dụng vị trí này.

Có thể bạn sẽ băn khoăn liệu "slot" cho một tiếp tân có quá ít? – Đừng lo lắng về điều này vì một trường Đại học sẽ bao gồm rất nhiều khoa, viện, bộ phận khác nhau, và từng vị trí này đều cần một tiếp tân để đảm nhận các công việc như trên đấy! 

2. Các công việc off-campus (bên ngoài khuôn viên trường)

  • Answer the phone - Công việc trả lời điện thoại

Công việc này đơn giản bạn sẽ là trực tiếp quản lý một lượng lớn cuộc gọi từ khách hàng, từ việc tiếp nhận và trả lời các cuộc gọi được điều hướng qua từ hệ thống. Tương tự như chăm sóc khách hàng, sinh viên khi chọn công việc này cần là một người tích cực lắng nghe để hiểu nhu cầu của khách hàng và giải đáp thắc mắc của họ, sau đó sẽ báo cáo đến các quản lý cấp cao hơn. Sinh viên khi lựa chọn công việc này sẽ được rèn luyện rất nhiều về kỹ năng giao tiếp, trao đổi với các khách hàng.

  • Sales Collaborator - Cộng tác bán hàng

Bạn có thể xem xét đến việc trở thành một cộng tác viên bán hàng ở các shop quần áo, giày dép hay ở các siêu thị lớn nhỏ gần trường hoặc gần khu vực bạn sinh sống. Vị trí này sẽ không yêu cầu sinh viên phải có quá nhiều kỹ năng hoặc kinh nghiệm làm việc và thường bạn sẽ được đào tạo trước và làm thực tập một khoảng thời gian (thông thường 1 tháng) để làm quen với công việc này. Về thời gian làm việc thì sinh viên hoàn toàn có thể sắp xếp linh hoạt động thời khoá biểu của bản thân.

  • Translating - Phiên dịch viên

Nếu sinh viên tự tin vào khả năng tiếng Anh cũng như yêu thích việc giao tiếp, làm một phiên dịch viên cho các sự kiện vừa và nhỏ sẽ là cơ hội giúp bạn nâng cao kỹ năng mềm cũng như tận dụng được lợi thế ngôn ngữ của mình. Lương của thông dịch viên cũng có nhiều mức dao động, tùy theo việc bạn được deal theo giờ, hay buổi và còn tuỳ theo quy mô sự kiện mà bạn tham gia làm thông dịch.

Công việc phiên dịch viên không khó để tìm nhưng bạn cần phải "nghe ngóng" trên các trang tuyển dụng, thông qua bạn bè, người thân – các nguồn này sẽ giúp cho bạn rủng rỉnh vài tiếng để làm Phiên dịch và có mức trợ cấp vừa ổn để chi trả một số chi phí cơ bản cho bạn.

  • Tour guide - Hướng dẫn viên

Sinh viên có thể chọn làm việc bán thời gian ở các công viên giải trí hay khu nghỉ dưỡng cũng là một trải nghiệm thú vị và học hỏi thêm những kỹ năng ngành nghề. Công việc này khá linh hoạt về thời gian, cho phép bạn nhận lương theo giờ làm việc và có nhiều ca làm việc trong ngày cho bạn lựa chọn, tùy vào giờ học trên trường. 

3.Các cơ hội làm việc tại Mỹ sau khi tốt nghiệp

Phần lớn các bạn đều muốn ở lại Mỹ đi làm để ít nhất trải nghiệm môi trường làm việc tại Mỹ. Chương trình OPT (Optional Practical Training – Chương trình thực tập không bắt buộc) như một giải pháp mà chính phủ Mỹ tạo cơ hội giúp sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các trường đại học được làm việc hợp pháp ở Mỹ trong vòng 1 đến 3 năm. Thời gian cho phép làm việc của OPT khá ngắn, 2-3 năm cho nhóm ngành khối STEM (Science Technology Engineering and Math) và 1 năm cho các ngành còn lại.

Đa số các công ty ngại tuyển du học sinh vì sẽ mất thời gian training nhưng chỉ làm cho công ty tuyển dụng trong thời gian ngắn. Các nhà tuyển dụng e ngại việc này sẽ ảnh hưởng đến công ty mình nên đa phần sẽ từ chối các hồ sơ của du học sinh.

Tùy thuộc vào loại visa sinh viên mà thời gian được phép ở lại Mỹ sau khi hoàn thành khóa học sẽ khác nhau. Đối với sinh viên F-1 sẽ có thời gian lưu trú là 60 ngày, trong khi visa M-1 và J-1 chỉ có 30 ngày. Trước khi visa hết hạn, bạn cần phải xin chuyển sang visa lao động hoặc ghi danh vào một cơ sở đào tạo. Nếu không, bạn sẽ bị buộc phải rời nước Mỹ và xin lại visa ở Việt Nam.

Nếu muốn định cư tại Mỹ để làm việc chứ không đăng ký khóa học khác, đầu tiên bạn phải tìm kiếm một công việc ở một công ty Mỹ, sau đó họ sẽ xin cho bạn visa H-1B. Loại Thị thực này cho phép bạn lưu lại Mỹ lên đến 3 năm, và có thể gia hạn lên tối đa 6 năm.

Loại visa này chỉ dành cho những người đã tốt nghiệp trình độ Đại học hoặc tương đương. Bạn sẽ không có khả năng tự xin loại visa này mà phải thông qua công ty tuyển dụng. Trước hết, chủ lao động phải hoàn thành thủ tục khai báo rằng không có công dân Hoa Kỳ nào có trình độ bằng hoặc hơn bạn cho công việc đó, và đáp ứng những yêu cầu về tiền lương trong quy định của Bộ Lao Động. Việc xác minh tiền lương có thể mất tối đa 60 ngày. 





Want to work part-time while in the US?




Làm sao để làm việc bán thời gian tại Mỹ?
Sinh viên chỉ nên bắt đầu một công việc làm thêm khi bạn đã được DSO (Designated School Official) và cơ quan hữu quan cấp giấy phép làm thêm.Thứ hai: Bộ An Ninh Nội địa đã đưa ra 3 việc làm thêm để du học sinh có thị thực F1 có thể làm việc hợp pháp tại Mỹ.- Làm việc tại trường – on campus job- Chương trình đào tạo thực hành ngoại khóa (CPT)- Chương trình đào tạo thực hành tùy chọn (OPT)










Can I get a job in Australia after graduation?










Làm sao để có việc làm tại Úc sau khi tốt nghiệp?
Sinh viên cần phải có Visa 485 là visa làm việc từ 18 tháng đến 4 năm dành cho sinh viên quốc tế sau khi tốt nghiệp. Đây là loại visa phổ biến cho phép du học sinh tiếp tục ở lại Úc tìm việc làm, thường được xem là con đường chuyển tiếp để đến thường trú
Lao động nước ngoài cũng là một trong những xu hướng mà khá nhiều doanh nghiệp Úc lựa chọn, đặc biệt khi trình độ của người châu Á không kém gì so với dân bản địa. Điều thách thức ở đây chính là khả năng tiếng anh của sinh viên sau tốt nghiệp, để có thể đảm bảo được yêu cầu công việc.Kỹ sư xây dựng: có thu nhập từ $50.000-$100.000 mỗi năm, là một công việc có thu nhập khá cao. Công việc chính ở đây là tư vấn xây dựng, thiết kế, tính toán kết cấu và thi công các công trình xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, một trong những lĩnh vực đang nở rộ phát triển tại Úc.Kế toán, có thể chia theo 4 nhóm kế toán như Tax Accounting (Kế toán thuế), Auditor (Kiểm toán); Financial Accounting (Kế toán tài chính); và Payroll Accounting (Kế toán lương), với khá nhiều nhóm công việc khác nữa. Đây là công việc rất tiềm năng tại Úc, với mức thu nhập từ $70.000-$80.000 mỗi năm.Sức khỏe và y tế: ngành điều dưỡng là một trong những lĩnh vực cực kỳ cần thiết tại Úc do số lượng người cao tuổi ở Úc khá lớn. Úc cũng là một trong những đất nước giảng dạy rất tốt ngành học này, tại rất nhiều trường đại học ở tất cả các bang, với mức lương giao động từ $58.000-$92.000 mỗi năm.Tin học: Úc có rất nhiều đại học giảng dạy chuyên ngành công nghệ thông tin, điều đó cho thấy được tiềm năng phát triển của lĩnh vực này, với mức lương đặc biệt cao, có thể lên đến $140.000 mỗi năm. Hơn thế nữa, một khi đã có bằng cử nhân về CNTT, sinh viên còn có lựa chọn làm việc tại Úc và mọi nơi trên thế giới.


Các bài viết liên quan

Image

Let's get social.

Get in Touch

Copyright © 2024 aecc. Useful Links | Glossary | Terms of Use | Privacy Policy
4
Upcoming Events